Khái niệm tương hại địa chi, các tuổi tương hại nhau

Địa chi là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phong thủy, quyết định đến vận mệnh của con người. Và để xem xét mối tương quan giữa 12 địa chi, ngoài các quan hệ tương sinh, tương khắc tương hình… còn có mối quan hệ tương hại. 12 chi tương hại gồm có 6 cặp và còn được gọi là lục hại.

Mục lục

Tương hại địa chi là gì?

Tương hại là hại lẫn nhau, biểu tượng cho sự đố kỵ, ghen ghét bất mãn, chủ về làm hại cho bản thân. Luôn cô độc, người thân trong gia đình bị tổn thất, của cải mất mát. Riêng mệnh nữ rất kỵ gặp hại, nếu sinh vượng thì đỡ hơn, còn nếu hưu tù tử tuyệt có khi tự vẫn và chết thê thảm.

Các cặp địa chi tương hai theo địa chi

Các cặp địa chi tương hai theo địa chi

Các cặp tuổi tương hại nhau

  • Tý Mùi tương hại
  • Sửu Ngọ tương hại
  • Dần Tỵ tương hại
  • Mão Thìn tương hại
  • Thân Hợi tương hại
  • Dậu Tuất tương hại.

Như vậy tất cả có 6 cặp tương hại đôi một nên còn gọi là lục hại.

Nguyên nhân có tương hại địa chi

Nguyên nhân của hại là do hợp và xung tạo ra, cho nên nói:

– Tý Mùi tương hại là Tý hợp với Sửu, Mùi đến xung tan nên Tý Mùi tương hại.

– Sửu họp với Tý, Ngọ đến xung tan nên Sửu Ngọ tương hại.

– Dần hợp với Hợi, Tỵ đến xung tan nên Dần Tỵ tương hại.

– Mão hợp với Tuất, Thìn đến xung tan nên Thìn Mão tương hại.

– Tỵ hợp với Thân, Dần đến xung tan nên Tỵ Dần tương hại.

– Mùi họp với Ngọ, Tý đến xung tan nên Mùi và Tý tương hại.

– Thân hợp với Tỵ, Hợi đến xung tan nên Thân và Hợi tương hại.

– Dậu hợp với Thìn, Tuất đến xung tan nên Dậu và Tuất tương hại.

– Tuất hợp với Mão, Dậu đến xung tan nên Tuất và Dậu tương hại.

– Dần hợp với Hợi, Thân đến xung tan nên Hợi và Thân tương hại.

Ý nghĩa của lục hại

Về ý nghĩa của lục hại, người xưa còn cho rằng:

– Tý và Mùi tương hại: Anh em dễ nảy sinh bất hòa, không giúp đỡ lẫn nhau, da thịt khô khan

– Sửu và Ngọ tương hại, Mão và Thìn tương hại. Cho nên nếu gặp Trường sinh hoặc Đế vượng hoặc Lâm quan: Là người có bản tính hay giận dỗi, làm việc không nhẫn nại chóng chán. Nếu gặp Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt thì có thể bị thương đến tàn tật.

– Tỵ và Dần tương hại: Về già bị phế tật, nếu trong tứ trụ có nhiều ngũ hành kim thì bệnh tật đầy thân.

– Dậu và Tuất tương hại, Thân và Hợi tương hại: Xung khắc họ hàng, câm điếc, hoặc trên mặt có nhiều mụn nhọt, sẹo.

Ngày Dậu giờ Tuất: Về già có thể bị câm điếc, đầu mặt có sẹo. Chi tháng hại chi trụ khác: Khắc hại vợ con anh em, sống cô độc, bạc mệnh.

Trong lục hại thì xấu nhất là ngày giờ tương hại. Vì khi gặp trường hợp này về già tàn tật không nơi nương tựa. Còn nếu gặp Kinh dương thì có thể bị chết hay gặp tai họa vì tên, đạn hay thú dữ.

Đang tải...