Lịch tiết khí là gì? Ý nghĩa, bảng các tiết khí theo lịch

Ngày xưa, con người đã nhận thức được thời gian và không gian có liên quan, ảnh hưởng đến đời sống và lao động san xuất. Từ đó dã xuất hiện các loại lịch, trong đó có lịch Tiết khí. Vậy lịch tiết khí là gì?

Mục lục

Khái niệm và ý nghĩa Lịch tiết khí

Lịch tiết khí là gì?

Lịch Tiết khí là loại lịch được làm ra theo chuyển động biếu kiến của Mặt Trời trên Hoàng đạo với thời gian tính theo năm thời tiết. Lịch này vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết, chú trọng đến cả mặt trời và mặt trăng. Do lịch âm dương chỉ được sự diễn biến thời tiết bốn mùa trong năm nên có thể dùng để tham khảo để chỉ đạo sản xuất nống nghiệp.

Ý nghĩa lịch tiết khí

– Sử dụng lịch tiết khí trong sản xuất và đời sống xã hội:

Việc chọn ngày tốt xấu theo lịch Tiết khí trong sản xuất và đời sống xã hội là một tập tục của người Việt Nam có từ cổ xưa. Đây là nét sinh hoạt văn hoá tinh thần có chiều dày lịch sử với tính cách là phương tiện tâm lý trong quá trình tiếp cận giới tự nhiên. Đã tạo ra vốn kinh nghiệm dân gian giúp người đương đại chiêm nghiệm qua hoạt động sống hàng ngày.

Trong các câu tục ngữ ca dao cổ nhiều câu nhắc đến vấn đề này, như:

Tua rua cho rắc mạ mùa,
Tiêu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu.
Hàn lộ lúa trổ bằng đất
Lập Đông ta quyết về mau gật mùa.
Lập Thu mới cấy lúa mùa.
Khác nao hương khói lên chùa cảu con.
Tua rua một tháng mười ngày.
Cđv tróc vùng thành phố, ăn được lua ơi
Bao giờ nắng rửa bàng trôi.
Tua trời quắt lại thì thôi cấy mùa.

– Là sản phẩm văn hóa tinh thần

Lịch Tiết khí là sản phẩm văn hóa tinh thần cổ của người phương Đông. Những dự kiến nêu lên trong từng ngày cùa lịch là biểu kiến của người xưa khó có thể xem xét dưới bình diện khoa học phân tích và logic biện chứng duy vật. Song với ý nguyên không để mai một, thất tán, thất truyền giá trị văn hoá tinh thần mang màu sắc dân gian của bao lớp người xưa dày công nghiên cứu, đúc kết.

Lịch Tiết khí là loại lịch được làm ra theo chuyển động biếu kiến của Mặt Trời trên Hoàng đạo với thời gian tính theo năm thời tiết

Lịch Tiết khí là loại lịch được làm ra theo chuyển động biếu kiến của Mặt Trời trên Hoàng đạo với thời gian tính theo năm thời tiết

Tìm hiểu chi tiết lịch tiết khí

Trung khí và tiết khí

Người xưa chia vòng hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau gọi là 12 cung hoàng đạo và quy định rằng mặt trời cứ đi vào nửa cung hoàng đạo thì có một tiết tương ứng. Lúc mặt trời bắt đầu đi vào đến cung hoàng đạo gọi là Trung khí (trung có nghĩa là ở giữa). Còn lúc mặt trời tối giữa cung hoàng đạo gọi là Tiết khí (tiết có nghĩa là ngăn).

Như vậy một năm có 12 Trung khí và 12 Tiết khí gọi chung là 24 khí.
Thời Ân đầu Chu chỉ xác định có 4 tiết là:

  • Xuân phân
  • Hạ chí
  • Thu phân
  • Đông chí.

Sách “Lã Thị Xuân Thu” ra đời cuối thời Chiến quốc đã có 8 tiết khí, táng thêm: Lạp Xuân – Lập Hạ – Lập Thu – Lập Đông gọi là “tứ thời bát tiết”. Nghĩa là nói 4 mùa và 8 tiết này.

Đến “Hoài Nam Từ” thiên “Văn huấn” đã đầy đừ 24 tiết khí còn lại 16 ngày để chỉ thời tiết và mùa màng mà chủ yếu của vùng ôn đới thuộc lưu vực Trường Giang – Hoàng Hà cùa Trung Quốc.

Bảng 24 tiết khí

Mùa Lập xuân – Tên và nghĩa Trung khí – Tên và nghĩa
Xuân Lập xuân (đầu xuân)
Kinh trập (sâu bọ tỉnh dậy)
Thanh minh ( trời trong sáng)
Vũ thủy (mưa nhiều)
Xuân phân (giữa xuân)
Cốc vũ (mưa tốt cho lúa)
Hạ Lập hạ (đầu hạ)
Mang chủng (hạt mọc râu)
Tiểu thử (năng nhẹ)
Tiểu mãn (bắt đầu kết hạt)
Hạ chí (giữa hạ)
Đại thử (nắng gắt)
Thu Lập thu (đầu thu)
Bạch lộ (sương trắng)
Hàn lộ (sương lạnh)
Xử thử (nắng muộn)
Thu phân (giữa thu)
Sương giáng (giá rơi)
Đông Lập đông (đầu đông)
Đại Tuyết (tuyết lớn)
Tiểu hàn (rét vừa)
Tiểu tuyết (tuyết vừa)
Đông chí (giữa đông)
Đại hàn (rét gắt)

Người Trung Quốc xưa gọi 12 cung hoàng đạo là 12 thứ có tên như sau:

– Châu tư
– Giáng lâu
– Đại lương
– Thực trầm
– Thuần thủ
– Thuần hoa
– Thuẫn vỹ
– Thọ tinh
– Đại hoả
– Tích mộc
– Tinh kỷ
– Huyển hiêu

Và cũng phân mặt đất thành 12 phương vị, lấy tên 12 địa chi để biểu thị. Chạp tối tháng giêng, quan sát báu trời sao thấy chuối của chòm sao Bác Đẩu (ngủi sao thứ bảy Dao quang) chỉ vào phương Đống Bắc là phương Dần. Vì vậy gọi là Kiến Dần (Kiến có nghĩa là thấy). Mỗi tháng chuôi của chòm sao Bắc đẩu di chuyển một vị thử xứng với hai tiết khí nên gọi là Nguyệt Kiến để chỉ tháng dùng tiết khí. Nguyệt Kiến người xưa đếm thuận từ Dần theo 12 địa chi ngược từ Hợi – Tuất – Dậu … đến Sửu – Tý.

Nguyệt tướng
(Vị trí mặt trời)
Nguyệt
(Tương ứng)
Tháng tương ứng 24 khí
Tiết khí Trung khí
Hợi – Châu tư Dần Giêng Lập Xuân Vũ thủy
Tuất – Giáng lâu Mão Hai Kinh Trập Xuân Phân
Dậu – Đại lương Thìn Ba Thanh Minh Cốc Vũ
Thân – thực trâm Tỵ Bốn Lập Hạ Tiểu Mãn
Mùi – Thuần thủ Ngọ Năm Mang Chủng Hạ Chí
Ngọ – Thần hỏa Mùi Sáu Tiểu Thử Đại Thử
Tỵ – Thuần vĩ Thân Bảy Lập Thu Xứ Thử
Thìn – Thọ tinh Dậu Tám Bạch lộ Thu Phân
Mão – Đại hỏa Tuất Chín Hàn lộ Sương Giáng
Dần – Tích mộc Hợi Mười Lập Đông Tiểu tuyết
Sửu – Tinh kỷ Mười một Đại Tuyết Đông chí
Tý – Huyền hiệu Sửu Mười Tiểu Hàn Đại Hàn
Đang tải...
Đóng quảng cáo ✕