Thập thần ngày chủ là gì? Cách tính thập thần ngày chủ tứ trụ

Thập thần hay nhật chủ, mệnh chủ, cũng chính là can ngày. Trọng tứ trụ lấy can ngày làm chủ phối hợp với ngũ hành âm dường sinh khắc của can chi tứ trụ để luận đoán. Nói tóm lại là lấy trụ ngày mà thiên can làm chủ, sau đó so sánh các quan hệ, sinh khắc can chi của năm, tháng, ngày, giờ mà suy đoán vận mệnh họa phúc cát hung.
Thập thần: Ngày chủ tức là chủ mệnh, lấy “Ta” ra làm đại biểu.

Thập thần là biểu hiện của mối quan hệ lục thân, bao gồm ta la chủ thể.

  • Người sinh ra ta là cha mẹ
  • Người ta sinh ra là con cái, cái thất thoát ta.
  • Người ngang vai với ta là anh em, bạn bè, bằng hữu.
  • Người khắc chế ta là cấp trên, quản lý giám sát.
  • Người ta khắc chế là cấp dưới, là cái làm hao ta.

Mục lục

Tỷ kiên, kiếp tài.

Người ngàng vai với ta là anh em, bạn bè, bằng hữu, tứ trụ gọi là Tỷ kiên và Kiếp tài.

  • Cái cùng tính âm dương với ta gọi là Tỷ kiên
  • Cái khác tính âm dương với ta gọi là Kiếp tài

Thực thần, Thương quan:

Người ta sinh ra là con cái, tứ trụ gọi là Thực thần và Thương quan

  • Cái ta sinh và cùng tính âm dương với ta gọi là Thực thần.
  • Cái ta sinh và khác tính âm dương vói ta gọi là Thương quan.

Chính Ấn, Thiên Ấn: (còn gọi tắt là Ấn, Kiêu)

Người sinh ra ta là cha mẹ hay phụ mẫu, tử trụ gọi là Chính Ấn (Ấn) và Thiên Ấn (Kiêu).

  • Người sinh ra ta cùng tính âm dương gọi là Thiên Ấn (Kiêu).
  • Người sính ra ta khác tính âm dương gọi là Chính Ấn (Ấn).

Chính Tài, Thiên Tài (còn gọi tắt là Tài, Thiên)

Người ta khắc chế ràng buộc là cấp dưới, là cái làm hao ta, tứ trụ gọi là chính Tài và Thiên Tài.

  • Người ta khắc cùng tính âm dương gọi là Thiên Tài (gọi tắt là Thiên).
  • Người ta khắc khác tính âm dương gọi là Chính Tài (gọi tắt là Tài).

Chính Quan, Thiên Quan

Người khắc chế ta, quản lý ta trong Tử trụ gọi là Chính Quan và Thiên Quan

  • Cái khắc, ta cùng tính âm dương với ta gọi là Thiên quan (gọi tắt là Sát).
  • Cái khắc ta khác tính âm dương với ta gọi là Chính quan (gọi tắt là Quan).

Trong “dự trắc” theo tứ trụ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, thập thần có thể được hình tượng hóa hơn như:
Ấn còn được hiểu như người mẹ đẻ Kiêu được hiểu như người mẹ nuôi, mẹ kế.

Trong dự đoán về hôn nhân gia đình, đối với mệnh nam thường được hiểu Tài là đại diện cho người vợ, Thiên là bạn gái, là vợ không chính thức. Tàỉ còn được hiểu là tiền tài, của cải…

  • Đối với mệnh nữ Chính quan được hiểu chồng Thất sát là bạn trai, là chồng không chính thức…
  • Đối với mệnh nam, khi đoán về đường con cái, Quan sát được hiểu như con, nếu trong tứ trụ có cả Quan và Sát là có cả trai và gái, nếu chỉ có một chữ thì đoán là người có con một bề…

Thập thần còn được gọi là lục thần, dựa theo quan hệ xung khắc các can chi vói ngày chủ mà định ra hoặc còn gọi là thập tinh hay là thông biến tinh.

Các tính nhập thần ngày chủ

Bảng ngày chủ Can chi Thập thần:

Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Giáp Tỷ
kiên
Kiếp
tài
Thiên
ấn
Chính
ấn
Thiên
quan
Chính
quan
Thiên
tài
Chính
tài
Thực
thần
Thương
quan
Ất Kiếp
tài
Tỷ
kiên
Chính
ấn
Thiên
ấn
Chính
quan
Thiên
quan
Chính
tài
Thiên
tài
Thương
quan
Thực
thần
Bính Thực
thần
Thương
quan
Tỷ
kiên
Kiếp
tài
Thiên
ấn
Chính
ấn
Thiên
quan
Chính
quan
Thiên
tài
Chính
tài
Đinh Thương
quan
Thực
thần
Thiên
tài
Tỷ
kiên
Chính
ấn
Thiên
ấn
Chính
quan
Thiên
quan
Chính
tài
Thiên
tài
Mậu Thiên
tài
Chính
tài
Thực
thần
Thương
quan
Tỷ
kiên
Kiếp
tài
Thiên
ấn
Chính
ấn
Thiên
quan
Chính
quan
Kỷ Chính
tài
Thiên
tài
Thương
quan
Thực
thần
Kiếp
tài
Tỷ
kiên
Chính
ấn
Thiên
ấn
Chính
quan
Thiên
quan
Canh Thiên
quan
Thiên
quan
Thiên
tài
Chính
tài
Thực
thần
Thương
quan
Tỷ
kiên
Kiếp
tài
Thiên
ấn
Chính
ấn
Tân Chính
quan
Thiên
quan
Chính
tài
Thiên
tài
Thương
quan
Thực
thần
Kiếp
tài
Tỷ
kiên
Chính
ấn
Thiên
ấn
Nhâm Thiên
ấn
Chính
ấn
Thiên
quan
Chính
quan
Thiên
tài
Chính
tài
Thực
thần
Thương
quan
Tỷ
kiên
Kiếp
tài
Quý Chính
ấn
Thiên
ấn
Chính
quan
Thiên
quan
Chính
tài
Thiên
tài
Thương
quan
Thực
thần
Kiếp
tài
Tỷ
kiên

(Lấy can ngày đối chiếu với Thiên can thập thần)

Bảng xác định thập thần: 

Mối quan hệ với ta
nhật chủ
Cùng dấu Khác dấu
Tên đầy đủ Viết tắt Tên đầy đủ Viết tắt
Ngang vai ta Tỷ kiên Tỷ Kiếp tài Kiếp
Ta sinh Thực thần Thực Thương quan Thương
Sinh ta Thiên ấn Kiêu Chính ấn Ấn
Ta khắc Thiên tài Thiên Chính tài Tài
Khắc ta Thiên quan Sát Chính quan Quan

Phương pháp an thập thần trên bàn tay

Tính thập thần ngày chủ trên bàn tay

Tính an thập thần ngày chủ trên bàn tay

Các vị trí sau đây cần thuộc lòng trên bàn tay gồm 3 hàng:
Ta – Sinh – Ta – Khắc – Ta. Tại hàng giữa
Khởi chữ Ta từ ngón tay út, đọc từ phải qua trái: Ta – Sinh
– Ta – Khắc – Ta.
Hàng trên cùng: từ ngón út. Khởi từ chữ Kiếp, từ ngón út đọc từ phải qua trái Kiếp – Thương – Ấn – Tài – Quan.

Hàng dưới cùng: Khởi chữ từ ngón út, đọc từ phải qua trái: Tỷ – Thực – Kiêu – Thiên – Sát.

Từ sơ đồ trên ta hiểu và sử dụng như sau:

Hàng chữ giữa đọc từ phải qua trái là: Ta, Sinh, Ta, Khắc, Ta.

+ Chữ Ta tại ngón út chính là Nhật chủ – tức Tỷ, Kiếp.
+ Chữ sinh tại ngón đeo nhẫn là Ta sinh – tức Thực, Thương.
+ Chữ Ta tại ngón giữa là Sinh Ta – Tức Ấn, Kiêu.
+ Chữ Khắc tại ngón trỏ là Ta Khắc – Tức là Thiên, Tài.
+ Chữ Ta tại ngón cái là Khắc Ta tức Quan, Sát.

Hàng chữ trên cùng đọc từ phải qua trái là Kiếp, Thương, Ấn, Tài, Quan. Là thập thần, đại diện cho các can xét quan hệ khác dấu với Nhật chủ.

Hàng chữ dưới cùng đọc từ phải qua trái là Tỷ, Thực, Kiêu, Thiên, Sát là Thập thần đại diện cho các can xét quan hệ cùng dấu với Nhật chủ.

Ví dụ 1: Can ngày là Giáp, can Ất có Thập thần đại diện là gì? Ta biết Giáp là dương mộc, Ất là ậm mộc khác dấu nhau. Giáp vậ Ất ngang vai, vì ngang vai nên ta dùng chữ TA ở dòng giữa, ngón út. Giáp Ất khác dấu nên từ chữ TA đọc lên vị trí tương ứng của dòng trên là Kiếp (dòng khác dấu) vậy Thập thần đại diện Ất là Kiếp Tài (Kiếp)

Ví dụ 2: Can ngày là Giáp, can Bính có Thập thần đại diện là gì? Giáp là dương mộc, Bính là dương hỏa, mộc sinh hỏa tức Giáp sinh ra Bính nên nói rằng Bính là Cái mà TA sinh. Ta sinh nằm ở ngón đeo nhẫn dòng giữa (chữ sinh) vì Giáp Bính cùng dấu dương nên đọc tại vị trí tương ứng ở dòng dưới là Thực.

Vậy Thập thần đại diện cho can Bính là Thực thần (Thực).

Ví dụ 3: Can ngày là Đinh, can Canh có thập thần đạị diện là gì?

Đinh là âm hỏa, Canh là dương kim hỏa khắc kim tức Đinh khắc Canh, ở dòng giữa. Vì Đinh Canh khác dấu nên đọc tại vị trí tương ứng ở dòng trên cùng là Tài.

Sử dụng thành thạo phương pháp này chúng ta sẽ an Thập thần rất nhanh, ít lầm lẫn mà không cần phải tra cửu tài liệu.

Đang tải...
Đóng quảng cáo ✕