Không khí tết đang tràn ngập nơi đây, không khí xuân ấp áp lại tan tỏa từng gia đình, từng góc phố quen thuộc. Đây cũng là thời điểm nhà nhà đều chuẩn bị sắm sửa, mua sắm, trang trí cho ngôi nhà nhỏ của mình. Cùng nhau mua sắm đầy đủ những vật dùng cần thiết để chờ đón thời khắc giao thừa. Cúng giao thừa là một nghi thức không thể thiếu mỗi đêm tết 30 của mọi gia đình Việt chúng ta. Và cách trang trí mâm cúng giao thừa đón năm mới 2020 đẹp nhất phải chuẩn bị những gì?
Mục lục
Mâm cúng giao thừa 2020 có ý nghĩa gì?
Cúng giao thừa là một nghĩ lễ thiêng liêng và rất quan trong của dân tộc Việt chúng ta từ bao đời nay, được thực hiện trước tết Nguyên Đán là vào đêm 30 âm lịch. Lễ cúng giao thừa hay được gọi là lễ trừ tịch. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ trừ tịch còn là lễ để khu trừ ma quỷ. Vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu.
Lễ cúng giao thừa có ý nghĩa xóa bỏ những điều xui xẻo không may mắn của năm cũ 2019 đã qua. Và cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn, bình an của năm mới 2020 sắp đến.
Thời gian cúng giao thừa
Để nghi lễ cúng giao thừa có được ý nghĩa cao và tốt nhất thì chúng ta không thể xem thường yếu tố thời gian được. Lễ cúng giao thừa được tiến hành vào đúng giờ Chính Tý. Thời gian điểm đúng 12h đêm 30 tháng Chạp. Do đó cần chú ý thời gian để thực hiện việc thắp hương và cúng bái.
Cách chuẩn bị, trang trí cho mâm cùng giao thừa 2020
Trong mỗi gia đình người Việt chúng ta, nhà nào cũng có một bàn thờ tổ tiên, thờ ông bà. Tùy theo từng gia đình nên cách bày mâm cũng sẽ khác nhau. Nghi lễ cúng giao thừa thì mỗi gia đình chúng ta thường thực hiện ở cả bên ngoài trời và bên trong nhà.
Đối với mâm lễ cũng bên ngoài trời chỉ cần chuẩn bị đơn giản, không cần quá cầu kì. Chúng ta nên chuẩn bị một con gà trống luộc buộc chéo cánh, một chiến thủ lợn luộc hoặc quay, một cặp bánh chưng, trau cầu, trái cây, bánh kẹo hoặc mứt, rượu, trà, hoa tươi, tiền giấy và vàng mã. Cùng với những vật lễ trên thì nên chuẩn bị thêm hương, nến và đèn dầu.
Mâm lễ cúng trong nhà thì nên chuẩn bị kỹ càng và chu đáo hơn. Bao gồm đầy đủ tất cả các lễ vật thờ cúng, trái cây tươi, trau cầu, hoa tươi. Các món ăn ngọt, ăn mặn. Hương nến, rượu và thuốc lá.
Tùy thuộc vào từng vùng miền từng phong tục khác nhau mà chúng ta sẽ soạn những mâm cỗ và các lễ vật trên mâm cỗ không giống nhau.
Các món ăn trong mâm cúng giao thừa 2020 theo các vùng miền
Mâm lễ cúng giao thừa trong mỗi nhà chúng ta có thể là mâm mặn hoặc mâm ngọt tủy theo mỗi gia đình. Và có không ít gia đình lựa chọn mâm chay làm mâm cúng lễ trừ tịch, gồm: hương, hoa, đèn, nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, các món chay khác.
Mâm cúng giao thừa ở Miền Bắc
Đối với những người dân ở Miền Bắc thì họ cũng rất đơn giản. Mâm cỗ cúng giao thừa cũng bao gồm các món ăn trong đời sống hằng ngày như: bánh chưng, giò chả, đĩa xào, bát canh, thịt lợn,… cùng với đó là các lễ vật thờ cúng bắt buộc phải có. Những món ăn này của người Bắc không quá cầu kì nhưng phải sạch sẽ và dành một ít thời gian để trình bày cho đẹp mắt. Và đặc biệt hơn cả, mâm cúng không thể thiếu một con gà trống luộc buộc chéo cánh.
Mâm cúng giao thừa ở miền Trung
Ở miền Trung mâm cúng thường có rất nhiều món. Mâm cỗ không thể thiếu bánh chưng và bánh tét, cùng với đó là thêm nhiều món ăn khác như: thịt đông, cá chiên, giò lụa, dưa món, bát ninh măng khô,… Cũng như ở miền Bắc, miền Trung chúng ta không thể thiếu một con gà trống luộc được. Ở một số nơi, người ta còn làm thêm các món như gỏi bào tử, chả tôm, nem lụi,… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.
Mâm cúng giao thừa ở miền Nam
Với thời tiết nắng nóng ở miền Nam thì mâm cỗ ngày lễ Tết thường là đồ nguội. Mâm cỗ gồm các món: đĩa ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nến, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một quả dừa đã được chặt sẵn. Để được mâm cỗ đủ đầy hơn thì gia củ có chế biến thêm: lợn luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng,….
Khi cúng giao thừa trong nhà thì tất cả các thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ và đứng nghiêm túc trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin các cụ phù hộ độ trì cho năm mới được may mắn hơn, có thật nhiều sức khỏe, và làm ăn phát đạt hơn năm cũ.
Lưu ý: Khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về nhà ăn Tết cùng với con cháu, gia chủ phải khấn Thổ công để cùng xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Trên đây là những hướng dẫn để chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa 2020 đẹp nhất. Qua bài viết này giúp người đọc có những chuẩn bị kĩ càng và tốt nhất để đón một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và bình an.