Ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì, xấu hay tốt?

Từ xưa đến nay khi làm bất kỳ công việc gì từ xây nhà, cưới hỏi, khai trương, mua xe mới… mọi người đều tránh ngày Nguyệt kỵ. Vì họ cho rằng ngày Nguyệt Kỵ là ngày xấu, làm gì cũng chẳng nên. Vậy ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì, ngày này có bản chất xấu hay tốt?. Và nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ có từ đâu? Tất cả những câu hỏi này sẽ lần lượt được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Ngày Nguyệt Kỵ là ngày gì?

Người xưa có câu nói rất hay nhưng nói đúng ra thì đây chính là kinh nghiệm đúc rút của ông cha ngày trước. Nhằm người về sau nhớ làm bất kỳ việc gì cũng thận trọng tránh ngày Nguyệt Kỵ ra để mọi điều được hanh thông suôn sẻ. Đó là những câu nói về ngày Nguyệt Kỵ như sau:

“Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì.”
Hay
“Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn.”

Và tất nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” khi làm bất cứ công việc gì nếu được tiến hành trong ngày tốt. Đồng thời tránh được ngày nguyệt kỵ và ngày xấu khác thì mọi việc cũng có phần thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Ngày Nguyệt Kỵ là 3 ngày xấu nhất trong tháng đó là ngày mùng 5, 14, 23. Những ngày này làm bất cứ việc gì cũng chẳng nên.

Ngày Nguyệt Kỵ là 3 ngày xấu nhất trong tháng đó là ngày mùng 5, 14, 23. Những ngày này làm bất cứ việc gì cũng chẳng nên.

Ngày Nguyệt kỵ chính là 3 ngày cố định trong mỗi tháng. Đó chính là ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23. Vì theo quan niệm từ xưa, ngày Nguyệt Kỵ là ngày mà khi cộng hàng đơn vị và hàng chục vào có kết quả bằng 5. Đó là ngày 5 (5+0), ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Vì thời xưa gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn nên xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, trắc trở, hao tốn tiền tài và sức khỏe, tình cảm.

Và có điều đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Đó là ngày Nguyệt Kỵ mà chúng ta đang tìm hiểu ở đây cũng chính là ngày Tam Nương. Vì theo quan niệm của người phương Tây mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt Kỵ. Nhưng với người Phương Đông thì 3 ngày này là ngày Tam Nương. Ngày mà khi làm bất cứ công việc gì trọng đại cũng cần phải tránh.

Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ

Để hiểu bản chất của ngày Nguyệt Kỵ thì cần biết nguồn gốc của ngày này. Tuy nhiên quan niệm về xuất xứ ngày Nguyệt Kỵ không chỉ có một, mà có rất nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể:

Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo quan niệm dân gian

Dựa vào câu chuyện từ xa xưa, ngày vua đi xa kinh lý hoặc tuần tra đời sống của nhân dân khắp kinh thành. Theo đó một tháng vua đi 3 ngày, mỗi lần đi cách nhau 9 ngày. Mà theo quan niệm xưa ngôi vua được biểu hiện bằng số 5. Vì thế vua chọn ngày mùng 5 bắt đầu đi tuần, vậy cách 9 ngày đi một lần thì đợt kế tiếp là ngày 14 (5+9) và đợt cuối của tháng là ngày 23 (14+9).

Theo tục xưa thì người dân và kể cả các quan trong triều đình cũng không được nhìn thấy mặt vua. Các quan trên triều khi chầu cũng đứng cách vua mấy mươi mét, cúi mặt xuống không được ngẩng đầu lên. Vì thế khi vua đi tuần tra không bất kỳ ai đực dòm ngó nếu không khi bị binh lính phát hiện sẽ bị tội chém đầu. Do đó người dân đồn thổi phải tránh cũng như kiêng kỵ 3 ngày này để không rước họa vào thân. Từ đó về sau này, điều này nó dường như ăn sâu vào tiềm thức của con người. Khiến họ luôn cho rằng đây là 3 ngày xấu mà bất kỳ ai, làm gì đều phải kiêng kỵ.

Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo Khoa học nghiên cứu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học thì ngày Nguyệt Kỵ là ngày mà khi trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng chuyển động quanh trái đất. Theo ước tính thì 60 giờ (2 ngày rưỡi) mặt trăng sẽ chuyển động sang một vùng trời mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự sống, sinh tồn của vạn vật trên trái đất, đặc biệt là con người. Vào những ngày này lực tương tác hỗ trợ mặt trăng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, tinh thần của con người. Dẫn đến việc lao động làm việc gặp khó khăn, sai lầm. Do đó những ngày này được gọi là ngày xấu Nguyệt kỵ mà ai cũng cần tránh làm việc lớn để không có những sai sót xảy ra.

Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo Phi tinh

Trong hệ thống Cửu cung bát quái gồm có 9 phi tinh gồm: Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số 9 phi tinh thì sao Ngũ hoàng là sao xấu nhất vì sao này thuộc trung cung. Sao này thường mang đến nhiều điều rủi ro và không may mắn cho con người. Vì thế người ta khi làm việc gì cũng tránh ngày có sao Ngũ hoàng chiếu. Xét theo đó cứ qua 9 phi tinh lại quay về Ngũ Hoàng. Và người ta tính được: Ngũ hoàng 5, 5 + 9 = 14, 14 + 9 = 23. Do đó, ba ngày mùng 5, 14, 23 được xem là ngày Nguyệt Kỵ và rất xấu mà ai cũng tránh.

Những điều kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ và cách hóa giải

Trong ngày Nguyệt kỵ gia chủ nên kiêng làm các việc lớn như: Khai trương, cưới hỏi, làm nhà, cất nóc… Bởi nếu thực hiện các công việc này trong ngày Nguyệt Kỵ sẽ không thành, thậm chí là còn trục trặc, khó khăn, đổ vỡ. Đồng thời gia chủ cần thận trọng trong các việc đi thuyền, sông nước, tắm biển… tránh những tai họa đáng tiếc có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Đặc biệt khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy, trên bộ…  đều phải dè dặt, thận trọng để tránh tai nạn thương tiếc xảy ra. Vì theo nghiên cứu khoa học thì Ngày Nguyệt kỵ sẽ có một nguồn năng lượng tương hỗ mặt trăng rất xấu đối với sự sống của vạn vật trên trái đất, đặc biệt là con người. Cho nên dẫn đến việc tâm trạng bạn ức chế, khó kiểm soát, tinh thần bất an… khiến bạn không được minh mẫn, tỉnh táo khi tham gia giao thông. Mặt khác 3 ngày này triều cường biển thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường rất nguy hiểm cho thuyền bè. Vì thế những ngày ngày rất xấu khi đi thuyền và đi lại xa. Do đó cần hạn chế tối đa xuất hành vào những ngày này.

Như vậy dù là theo quan niệm xưa của dân gian, hay nghiên cứu dựa trên khoa học cũng như dựa vào Cửu Phi Tinh. Thì 3 ngày 5, 14, 23 đều là ngày xấu. Cần tránh làm việc lớn. Nhưng trường hợp công việc không thể di dời ngày thì gia chủ nên chọn giờ đẹp trong ngày để thực hiện công việc. Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và điều không may mắn.

Khi biết rằng ngày Nguyệt Kỵ là ngày xấu, đã có rất nhiều người thắc mắc có nên sinh con vào ngày nguyệt kỵ không? sinh con, làm nhà vào ngày Nguyệt kỵ xấu, được không? Đây là những câu hỏi thường gặp nhưng bạn đừng quá lo lắng hay băn khoăn. Vì vận mệnh con cái không chỉ phụ thuộc vào ngày sinh, mà số phận tốt xấu của đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nữa. Nên bạn không nên quá lo lắng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngày Nguyệt Kỵ. Hi vọng giúp bạn hiểu và trả lời được các câu hỏi ngày nguyệt kỵ là ngày gì, xấu hay tốt? Ngày nguyệt Kỵ nên kiêng kỵ điều gì… Từ đó có những lựa chọn ngày giờ phù hợp khi tiến hành làm bất kỳ công việc gì. Để mọi việc được suôn sẻ, may mắn tốt đẹp hơn.

Đang tải...