Đạo vốn chỉ một lý, pháp chia tam nguyên thành 3 gồm thiên nguyên, địa nguyên, nhân nguyên. Đan tông cửu phẩm phân tam thành: sơ thành, trung thành, thượng thành. Và tam nguyên này trong các đan kinh tách riêng thì thiên nguyên được gọi là đại đan, địa nguyên gọi là thần đan, nhân nguyên gọi là kim đan. Vậy nhân nguyên và địa nguyên có ý nghĩa gì trong tứ trụ? Nhân nguyên là gì? địa nguyên là gì?
Mục lục
Địa nguyên
Khái niệm địa nguyên
Địa nguyên là gì? địa nguyên chính là địa chi trong tứ trụ. Nhật nguyên có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đối với các mối quan hệ hình, xung, khắc, hại, hợp trong địa chi. Còn sự vượng suy, đặc địa của nhật nguyên lại do nguyệt lệnh trong địa nguyên (chi tháng) quyết định.
Địa chi ẩn tàng đến từ sự ẩn dụ, ví von của địa tượng đối với con người. Giữa các địa chi với nhau luận xung khắc, nhưng không luận sinh.
Ví dụ: Tý mạng Thủy xung và khắc với Ngọ mạng Hỏa. Mão mạng Mộc và Tuất mạng Thổ là luận hợp hóa không luận tương sinh.
Có tổng cộng 12 địa chi đóng trên 12 cung địa bàn, Sự tiêu trường âm dương của mặt trăng có sự ảnh hưởng của 12 địa chi. Đồng thời chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh sôi phát triển của vạn vật.
12 địa chi có ý nghĩa miêu tả sự phát triển qua 12 giai đoạncủa cỏ cây, đại diện cho toàn sinh vật trên trái đất. Bắt đầu từ khi còn là hạt giống được gieo xuống đất cho đến khi nảy mầm, rồi trở thành một cây mới cho đến khi nhờ đất mà đơm hoa kết trái, rồi hủy diệt và trở về trái đất để tái sinh.
Ý nghĩa của địa chi
(1) Tý: là giai đoạn hạt giống hút nước trong đất mà nảy mầm.
(2) Sửu: là giai đoạn mầm đội đất mà ra.
(3) Dần: là giai đoạn mầm vượt tốt lên cao, lúc này là thời điểm dương khí đang thịnh.
(4) Mão: là giai đoạn cỏ cây phát triển mạnh mẽ.
(5) Thìn: là giai đoạn cỏ cây trưởng thành, cành nhánh, lá xum xuê và um tùm.
(6) Tỵ: đây là giai đoạn dương khí cực thịnh còn âm khí suy, cỏ cây rất cứng cáp.
(7) Ngọ: là giai đoạn cây cỏ phát triển hết mức và đã bắt đầu ngừng lại.
(8) Mùi: là giai đoạn cỏ cây đơm hoa kết trái, hương sắc tràn đầy.
(9) Thân: là giai đoạn cỏ cây thành thục, quả đã đến lúc chín hạt đến lúc già.
(10) Dậu: là giai đoạn thoái lui, cây cỏ bắt đầu lụi tàn, dương suy còn âm trở nên thịnh.
(11) Tuất: là giai đoạn suy tàn rõ ràng nhất, vì lúc này cỏ cây khô héo, khí âm cực thịnh.
(12) Hợi: là giai đoạn hủy diệt, dương khí chính thức hết còn âm khí cực thịnh. Cỏ cây chết, quay trở về đất để cho quả hạt nảy mầm, bước sang một chu kỳ mới.
Nhân nguyên
Nhân nguyên là gì?
Nhân nguyên chính là sự tàng ẩn mười hai địa chi theo ngũ hành trong 12 tháng. Và sự tàng ẩn của 12 địa chi gọi là nhân nguyên làm chủ về mệnh, gọi là thần chủ việc.
Thiên can tàng ẩn trong từng địa chi không giống nhau. Có địa chi tàng độn một thiên can, cố địa chi tàng độn hai, có cái tàng ba thiên can.
Trong địa chi tàng độn, cái mà chỉ tàng độn một thiên can thì thiên can đó là bản khí của ngũ hành đó. Khi tàng độn hai hoặc ba thiên can, lần lượt được phân biệt như sau:
- Thiên can có ngũ hành giống với ngũ hành địa chi là bản khí hay chính khí.
- Thiên can thứ hai gần bản khí hơn là trung khí.
- Thiên can thứ ba là tạp khí.
Như vậy nhân nguyên và đia nguyên có một vai trò rất quan trọng trong tứ trụ, liên quan đến sự sinh sôi phát triển của vạn vật. Đặc biệt luôn là một phần không thể thiếu trong tam nguyên.