Thiên nguyên có thể nói là một phần của tam nguyên và đóng vai trò rất quan trọng trong tứ trụ. Thiên nguyên là các thiên can trong tứ trụ, các can chi lại tượng trưng cho khí âm dương, trong đục của trời đất. Mà trong đó thiên nguyên chính là thiên can chủ về lộc. Dưới đây là khái niệm và bản chất của thiên nguyên ở trong tứ trụ.
Mục lục
Thiên nguyên là gì?
Thiên nguyên chính là các thiên can trong tứ trụ. Sự suy đoán về thiên nguyên chủ yếu được thông qua nhờ sự hòa hợp sinh khắc của ngũ hành, giữa can ngày với ba can còn lại cùng với sự ước đoán của thập thần. Cũng như sự phán đoán về độ mạnh yếu, có ích hay tổn hại của sự việc mà can ngày làm chủ lộ ra trong tứ trụ.
Tìm hiểu bản chất của thiên nguyên
Thiên can lộ ra
Thiên can lộ ra nghĩa là thiên can của tứ trụ lộ ra mười thần.
Từ trong thiên tượng chúng ta có thể thấy được mức độ trong sáng, nặng nhẹ của khí bẩm sinh con người.
Trong phong thủy, thiên can đóng vai trò cực kỳ quan trọng để xác định vận mệnh của một người.
Can ngày là mệnh chủ nên nếu vượng tướng và không bị khắc hại thì có thể dùng nó làm tiêu chí để dự đoán vận mệnh của con người.
– Tính chất của thiên can dương:
Thể hiện sự oai phong, nhiệt huyết, mạnh mẽ, kiên cường bất khuất, có lòng vị tha, độ lượng, đối nhân xử thế chín chắn.
– Tính chất của can âm:
Nhu thuận, chịu nhún nhường. Tuy nhiên có lòng ích kỷ hẹp hòi, đối nhân xử thế kiêu căng, đôi khi cố tình nịnh nọt để trục lợi.
– Trường hợp tứ trụ thiên can lộ ra thuần dương gồm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm: Hào hiệp, thẳng thắn, làm việc nhanh nhẹn, nhưng đôi khi thái quá, thiếu suy xét, tính toán nông cạn, không biết lo xa.
– Trường hợp tứ trụ thiên can lộ ra thuần âm gồm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý: Là người có nhiều mưu kế, tính ích kỷ, hẹp hòi, luôn tìm cách hại người. Tuy nhiên chậm chạp và thiếu định kiến.
Nhưng nếu trong tứ trụ thiên can âm và can dương điều hòa trung hòa với nhau thì sẽ trở thành người quang minh chính đại không thiên lệch.
Ý nghĩa của mười thiên can
10 thiên can là mười giai đoạn thuộc phần “dương” của cây cỏ, tính từ khi cây trồi lên mặt đất.
(1) Giáp: là giai đoạn bắt đầu, giai đoạn nảy mầm, dương bên trong còn âm bên ngoài.
(2) Ất: Là giai đoạn mầm cây non nớt, gia đoạn này phần âm vẫn chiếm ưu thế hơn phần dương.
(3) Bính: Là giai đoạn cây cỏ vươn lên một cách rõ ràng như ánh sáng mặt trời.
(4) Đinh: Là giai đoạn cây cỏ trưởng thành mạnh mẽ.
(5) Mậu: Đây là giai đoạn cây cỏ đã định hình, phát triển đầy đủ, cành lá xum xuê.
(6) Kỷ: Là giai đoạn đứng thẳng giữ vững hình dáng.
(7) Canh: là giai đoạn cây cỏ đâm chồi nảy lộc ra hoa có hương sắc.
(8) Tân: Đây là giai đoạn cây cỏ nảy sinh cái mới, đơm quả, kết hạt.
(9) Nhâm: Là giai đoạn mầm cây mới phát sinh trong quả, trong hạt.
(10) Quý: Là giai đoạn bế tàng, mầm sống ẩn trong quả, trong hạt, chờ thời cơ nảy mầm mới.