Như bài trước thì ta đã niêu được khái niệm về phong thủy, bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các lĩnh vực thuật phong thủy nghiên cứu được áp dụng vào đời sống. Những lịch vực đó là gì và tác dụng của nó sẽ được bài viết sau giải thích chi tiết.
Mục lục
Phong cảnh địa hình
Thuật phong thủy quan tâm đầu tiên đến phong cảnh – địa hình.
Khi quan sát một khu vực, một vùng nào đó, ta nhận xét ngay phong cảnh của nó như có núi, sông gây ấn tượng về vẻ đẹp của tự nhiên. Nhiều khu vực, nhiều vùng có cảnh đẹp kì vĩ mà người ta cho đó là “thiên địa linh”.
Đập ngay vào mắt ta phải có một sự đánh giá. Đó là một nơi đẹp, một “kỳ quan thiên tạo!” Hay đó là một vùng đất “chết”! cát đá khô cằn, cỏ cây xơ xác – vùng núi hiểm, “rừng” thiêng nước “độc” v.v…
Đó là con mắt đã qua lăng kính phong thủy để đánh giá phong cảnh – địa hình.
Khái niệm địa hình là ấn tượng đầu tiên nhất để đánh giá về một khía cạnh mà phong thủy quan tâm.
“Đất lành chim đậu” cha ông thường nói để chỉ một vùng đất đẹp với ý nghĩa thiên nhiên. Nơi đó chứa đựng sự yên bình, dồi dào các nguồn nuôi sống sinh linh.
Nó do tự nhiên ban tặng và “ưu ái” cho vùng đất đó. Sức mạnh tiềm tàng của thiên khí và địa khí sung mãn. Sinh khí lấn át sát khí. Thủy mạc ôn bình. Âm Dương hòa hợp. Nơi thiên nhiên không ưu ái thì phong cảnh hoang tàn nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Địa hình núi đá lởm chởm, triền cát, đồi trọc, khô hạn; gió gào rít… Đó thật sự là một phong cảnh tàn lụi, không ai muốn ở nơi này.
Môi trường
Thuật phong thủy coi trọng môi trường. Nói một cách khác, môi trường là một phần quan trọng mà phong thủy nghiên cứu. Với quan niệm Ngũ hành, phong thủy phân loại môi trường thành các dạng hành khác nhau theo Ngũ hành:
Môi trường hành Thủy
Môi trường thuộc hành thủy theo quan niệm Ngũ hành của người Trung Hoa. Ta có thể nói một cách dân dã dễ hiểu. Đó là môi trường Thủy – Nước.
Như vậy, ở đó nước (thủy) chiếm vai trò chủ đạo. Ở đó có một trong các thứ như ao, hồ, đầm, phà, kênh, rạch hay sông ngòi chi chít, bao bọc. Nước áp đảo. Theo cách phân loại môi trường của Ngũ hành, môi trường hành thủy còn bao gồm cả các thứ nhân tạo ở đó như: nhà cửa, các công trình kiến trúc có các dáng hình dị dạng, sắc màu ủy mị, xám xỉn. Cây cối rộng tán bao trùm.
Trong môi trường này, người ta có thể phát triển tốt với dạng thái của Hành Mộc. Ở đây kị các dạng thái của Hành Hỏa như thẳng nhọn, góc cạnh bởi Thủy sinh Mộc. Song Thủy và Hỏa lại xung khắc nhau.
Môi trường Hành Mộc
Môi trường thuộc Hành Mộc là một nơi mà Mộc chiếm vai trò chủ đạo.
Về tự nhiên, Mộc là nơi nhiều cây cối to lớn xanh tươi, ruộng đồng phì nhiêu, màu xanh là màu chủ đạo của thiên nhiên và cảnh vật ở đây.
– Về nhân tạo, những công trình kiến trúc với các vật liệu chủ đạo là gỗ, tre, mây, nứa…
Ở trong môi trường thuộc Hành Mộc, các kiến� xu trúc nên mang dạng thực của Hành Hỏa: Nhà cao với những tháp nhọn, hay mái lồi góc cạnh. Sự to lớn đồ sộ của các công trình sẽ được nổi bật lên trong môi trường thuộc Hành Mộc.
Sống trong môi trường này, con người sẽ bình thản, vui vẻ. Rất tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhưng không bền.
Môi trường thuộc Hành Hỏa
Môi trường thuộc Hành Hỏa là “bốc”: Núi nhọn, cây thẳng cao. Ở đây cảnh quan chủ yếu là nhân tạo. Con người xây dựng những cao ốc, những dãy nhà mái nhọn, những tháp nhà thờ cao vút, sáng màu. Có thể nói đây là môi trường của các thành phố.
Về tự nhiên, môi trường Hành Hỏa được điểm tô một vài ngọn núi cao uy nghi làm lá chắn giữ sinh khí.
Sinh sống ở môi trường này ta sẽ vững bền lâu dài (Hỏa sinh Thổ). “Đất đai” vì thế ngày càng có giá trị vì được “lửa” tăng thêm sinh lực. Sức sống sẽ lâu bền trên nền đất tốt. “Trời sinh, đất dưỡng” là nghĩa Hỏa – Thổ ưu hòa. Nhà ở đất này là một nơi ở tốt.
Môi trường thuộc Hành Thổ
Đặc điểm của môi trường thuộc Hành Thổ là sự bằng phẳng. Đất tự nhiên bằng phẳng. Nó không có nơi cao, nơi thấp. Nước ít, đất nhiều. Nghĩa là ở môi trường này có rất hãn hữu ao, hồ, vũng, đầm, cây cối to um tùm.
– Về nhân tạo, các công trình kiến trúc là mái bằng. Hình dạng nhà cửa vuông vức, vững trắc. Màu sắc chủ đạo là sáng sẩm. Đánh giá về môi trường thuộc hành thổ, ta dựa chính vào dáng thế của vùng đất và các hình dạng của các công trình nhân tạo. Người ta không tính đến loại vật liệu xây dựng như ở môi trường Hành Mộc.
Môi trường thuộc Hành Kim
Môi trường thuộc Hành Kim là hình thái của các vòm tròn. Hình dạng thuộc Hành Kim trong tự nhiên như các đồi dạng bát úp lác đác đó đây. Phần lớn các đồi này là đồi trọc, không cây cối um tùm.
Những công trình kiến trúc ở trong môi trường này thường có mái vòm. Mái vòm cong có sườn bằng kim loại lại càng làm tăng tính chất Kim của Hành Kim.
– Hành Kim có tính sắc lạnh. Tuy vậy trong môi trường này, công nghiệp phát triển tốt, nhưng thương mại thì không hay.
Ở trên ta đã xét năm môi trường phong thủy theo quan điểm Ngũ Hành.
Điểm đất
Trong quan niệm phong thủy, ngoài việc phân định tính chất chung nhất của các hành đất, các nhà phong thủy còn quan tâm một cách chi tiết đến điểm đất trong Hành đất đó. Mục đích là đề tìm thửa đất theo ý định. Ví dụ như điểm đất thuộc Hành Thổ trong “Môi trường Thổ” hay điểm đất thuộc Hành Thổ trong “Môi trường thuộc Hành Kim” v.v… Cũng như vậy các thầy địa lý phân biệt đâu là “điểm đất thổ” trong “môi trường thuộc hành Thủy” hay trong môi trường thuộc hành Hỏa, hay trong “môi trường thuộc hành Mộc”…
Trong mỗi môi trường chung của một Hành có nhiều “điểm đất” khác nhau
Nghĩa là trong mỗi một môi trường lại có 5 điểm đất thuộc 5 Hành khác nhau. Cũng theo quan điểm Ngũ Hành, nhà phong thủy tìm ra đâu là “điểm đất” phù hợp sinh hay khắc với môi trường đó. Vì vậy mà ở trong cùng một môi trường, song ở “điểm” này thì khá mọi mặt; ở điểm đất kia lại kém. Ví như ta ở môi trường thuộc hành “Thủy”, làm thương mại sẽ tốt, nếu ta lại ở vào điểm đất Mộc (Thủy sinh Mộc). Mộc được Thủy nuôi dưỡng vì thế mà ở trong điểm đất này sẽ nhất định thành công trong mọi ngành nghề.
Song cũng ở trong môi trường Thủy, nhưng điểm đất lại thuộc hành Hỏa thì buôn bán sẽ kém và nếu ta lại làm nhà có kiến trúc Hành Hỏa trong môi trường Thủy lại càng kém dần, (Thủy khắc Hỏa).
Với cách lập luận Ngũ Hành như thế, phép phong thủy là nhằm tìm sự hài hòa trong môi trường để ta có thể tận dụng được sức lực huyền bí của Thiên – Địa – Khí phục vụ lợi ích cho con người.
Phần lý giải về môi trường trên đây là nhìn nhận từ góc độ Ngũ Hành của Á Đông
Trong thực tế còn có cách nhìn khác nữa. Môi trường với khái niệm rộng (Environmentation) bao hàm mọi khía cạnh xã hội. Trong đó, nổi bật những điểm chủ yếu như: Môi trường đô thị, môi trường nông thôn, môi trường vùng đồi, núi v.v… hay môi trường công nghiệp, môi trường du lịch, môi trường buôn bán, môi trường học tập nghiên cứu v.v… Xã hội phân định môi trường theo các tiêu chí khác nhau như về cảnh quan về nghề nghiệp, về dân trí… Và nhỏ hơn là căn cứ vào tính chất của nó như môi trường nhiều tiếng ồn, môi trường nhiễm điện, nhiễm từ, nhiều khí độc hại…
Sự phân nhỏ khái niệm môi trường dưới cách nhận định khoa học giúp ta một cách đánh giá môi trường phiến diện hơn. Đó là địa điểm (L’ocation).
Phân định môi trường dưới con mắt phong thủy nhà địa lý không đi vào vụn vặt mà họ quy tụ môi trường theo quan điểm ngũ hành với 5 hành. Nó đã đủ thâu tóm cả những ý nghĩa thực dụng. Đi vào chi tiết, quan điểm ngũ hành còn có thêm khả năng đó là với 5 x 5 = 25 cách làm cho sự phân đỉnh điểm đất theo tiêu chí môi trường được cụ thể và dễ nhận biết hơn.
Hướng và định hướng
Hướng và định hướng là một phần quan trọng trong phong thủy học. Phong thủy xem định hướng là tìm nơi mà “sinh khí” phát huy được lợi ích của nó. Hướng chính là định vị nơi luồng vận chuyển của “khí” vào. Ta đã hiểu “Khí” dưới con mắt của nhà phong thủy diễn giải ở phần đầu.
Định hướng ở đây là định “hướng khí”
Hướng khí sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. Ở đây nhà phong thủy xem việc định hướng cho một công trình cụ thể nào đó. Định hướng không mang tính chung nhất dưới con mắt nhà phong thủy. Nhưng người dân lại có cách nhìn đơn giản là: “Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam”. Qua đó ta thấy trong con mắt đại chúng thì nhà hướng Nam mát lành. Một hướng tránh được cái nắng soi buổi sáng và cái nắng gắt buổi chiều… “nắng quái chiều hôm” hơn nữa, nó lại tránh được cái gió lạnh Đông – Bắc.
Như vậy, dưới cách đánh giá ấy thì bất kỳ ai cũng đều có thể làm được nhà nhìn về hướng Nam để hưởng hết cái lợi, tránh hết cái hại mà hướng này mang lại sao?
Hướng và định hướng dưới góc độ phong thủy
Theo phong thủy, hướng và định hướng dựa trên cơ sở riêng biệt cho từng cá thể. Nó được xác định căn cứ vào sự hài hoà vào năm ra đời của mỗi cá thể với hướng khí mà bản thân cá thể đó được hưởng; ta đừng nên suy diễn đó là sự duy niệm, có thể là huyễn hoặc, song thực tế đã cho ta nhiều ví dụ về sự hài hoà của cá thể với “hướng” và sự ác cảm của cá thể với hướng như thế nào.
Trong một nhà, trên một bàn ăn, mỗi cá nhân trong gia đình có sở thích luôn ngồi quay mặt về một phía nào đó, hướng về phía đó họ cảm thấy thoải mái hơn phải ngồi về phía khác.
Nếu ta quan sát ở một bữa tiệc lớn sẽ thấy hiện tượng chọn hướng này khá rõ.
Phân tích nguyên nhân này, nhà phong thủy quy nạp vào năm sinh để làm một tiêu chí định hướng.
Về mặt xã hội, việc ứng dụng hướng và định hướng cho một công trình nào đó cũng rất được chú ý.
Trước khi xây dựng một công trình, trước khi bố trí một nội thất hay trước khi an vị (kê, đặt) một số thứ chủ yếu (giường, tủ, bàn làm việc v.v…), người ta đã phải “ngắm hướng” nào cho “bắt mắt” ở trong một khu đất. Đứng trước một thửa đất mà trên đó, người ta sẽ xây dựng công trình hay ở một ngôi nhà v.v… họ phải nghĩ ngay đến hướng và định hướng. Ngay trong một phòng, một gian nhà, người ta sẽ kê các đồ nội thất ở chỗ nào.
Hướng và định hướng là yêu cầu gần như “bắt buộc” trong dân chúng trước một công việc cần sự định vị. Song với công việc này, nhà phong thủy lại càng khắt khe và thận trọng hơn nhiều.
Không riêng gì các dân tộc Á Đông mà tất cả các dân tộc trên trái đất này từ những nước tiên tiến đến các bộ tộc lạc hậu nhất ở vùng Amazôn – Nam châu Mỹ cũng đều quan tâm đến hướng và định hướng (L’Orientation et Oriental Avis) cho một công trình hay một cái lều lá đơn sơ.
Trên đây là các lĩnh vực mà thuyết phong thủy nghiên cứu, bạn có thể xem thêm cách đánh giá một thửa đất một khu đất tốt của chúng tôi ở bài tiếp theo.