Trong tứ trụ luôn tồn tại hai mối quan hệ đối lập tương sinh và xung khắc mang ý nghĩa riêng biệt. Chúng ta cần hiểu bản chất mối quan hệ này vì nó là cơ sở cho việc chọn ngày – giờ tốt, chọn đối tác làm ăn theo tuổi, tuổi vợ chồng … Vậy lục xung là gì? các tuổi lục xung gồm những cặp tuổi nào?
Mục lục
Lục xung là gì?
Lục xung là từ dùng để chỉ hàng địa chi đối xung, xung đột trực diện với nhau.
Vậy đối xung là gì? Khi ta nhìn trêm sơ đồ bát quái có thể thấy rằng: Mão là Mộc ở phía Đông, Dậu là Kim ở phía Tây, Ngọ là Hỏa ở Nam và Tý là Thủy ở Bắc. Các địa chi khác cũng như vậy, đều nằm ở các vị trí đối lập nhau, nên gọi là đối xung. Còn Tương xung có nghĩa là tương khắc. Phàm xung trong tứ trụ có cát có hung, xung với phúc thần là hung, xung với hung thần là cát. Lục xung là để chỉ ngũ hành tương xung tương khắc, ngoài ý nghĩa ở các vị trí đối lập nhau, còn có ý nghĩa là các can tàng tại các địa chi đã tiềm ẩn xung khắc.
Dựa vào cơ sở thuyết âm dương – ngũ hành để tính lục xung. Mười 12 địa chi chia thành 6 cặp lục xung gồm: Tý Ngọ, Sửu Mùi, Dần Thân, mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi.
Danh sách các tuổi lục xung
Các cặp lục xung nhau:
– Tý Ngọ tương xung
– Sửu Mùi tương xung
– Dần Thân tương xung
– Mão Dậu tương xung
– Thìn Tuất tương xung
– Tỵ Hợi tương xung.
Lý giải nguyên nhân xung khắc
Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu hơn để hiểu bản chất cũng như nguyên nhân xuất hiên các cặp lục xung.
Cặp xung khắc Tý Ngọ
Tý Ngọ tương xung với nhau là do:
– Xét về tính chất âm dương thì cả 2 địa chi Tý Ngọ đều là thuộc tính dương. Mà các chi cùng thuộc tính thì xung nhau.
– Xét theo tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành thì Quý thủy trong Tý khắc với Đinh hỏa trong Ngọ. Kỷ Thổ ẩn tàng trong Ngọ khắc với Quý thủy trong Tý.
Cặp xung khắc Sửu Mùi
Sửu Mùi tương xung với nhau là do:
– Xét về tính chất âm dương thì cả 2 địa chi Sửu Mùi đều là thuộc tính âm ( địa chi cùng thuộc tính thì xung nhau).
– Xét theo tính chất tương xung tương khắc của ngũ hành thì là do Tân Kim trong Sửu khắc với Ất Mộc trong Mùi. Kỷ Thổ, Đinh Hỏa trong Mùi khắc với Quý Thủy, Tân Kim trong Sửu.
Cặp xung khắc Dần Thân
Cặp Dần Thân tương xung nhau là do:
– Xét theo tính chất âm dương: Thì cả 2 địa chi đều cùng thuộc tính dương. Mà 2 địa chi cùng thuộc tính nhau sẽ xung khắc nhau.
– Xét về tính chất tương sinh tương khắc trong ngũ hành vì Giáp Mộc trong Dần khắc với Mậu Thổ trong Thân. Canh Kim, Nhâm Thủy trong Thân khắc với Giáp Mộc, Bính Hỏa trong Dần.
Dần – Thân xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương và theo tính chất của ngũ hành, Thân thuộc hành Kim khắc Dần thuộc hành Mộc.
Cặp xung khắc Mão Dậu
Cặp Mão Dậu tương xung với nhau là do:
– Xét theo tính chất âm dương: Thì cả 2 chi Mão Dậu đều là thuộc tính âm.
– Dưa theo tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành: Tân kim trong Dậu khắc với Ất mộc trong Mão.
Cặp xung khắc Thìn Tuất
Cặp Thìn Tuất tương xung nhau là do:
– Xét theo tính chất âm dương thì cả 2 địa chi Thìn Tuất đều là thuộc tính dương.
– Xét theo tính chất tương sinh tương khắc trong ngũ hành thì vì Quý thủy trong Thìn khắc vói Đinh hỏa trong Tuất, Canh kim trong Tuất khắc với Ất mộc trong Thìn.
Cặp xung khắc Tỵ Hợi
Cặp Tỵ Hợi tương xung với nhau là do:
– Xét theo tính chất âm dương thì cả 2 địa chi Tỵ Hợi đều là thuộc tính âm nên xung khắc nhau.
– Xét theo tính chất tương sinh tương khắc trong ngũ hành thì vì vì Canh kim trong Tỵ khắc với Giáp mộc trong Hợi, Nhâm thủy trong Hợi khắc vời Bính hỏa trong Tỵ.
Ý nghĩa bản chất lục xung
– Tý Ngọ tương xung với nhau, Tý thủy xung khắc Ngọ hỏa, nhưng Ngọ hỏa chỉ là xung mà không khắc.
– Mão Dậu tương xung, Dậu kim khắc Mão mộc. Nhưng Mão mộc lại chỉ xung không khắc.
– Dần Thân tương xung, Thân kim khắc với Dần mộc, nhưng Dần mộc chỉ xung mà không khắc.
– Tỵ Hợi tương xung, Hợi thủy khắc Tỵ hỏa, nhưng Tỵ hỏa lại xung mà không khắc.
Đoạn thơ miêu tả sự xung khắc khi các cặp tuổi kết hợp với nhau:
Tý Ngọ tương xung Cả một đời bất an.
Sửu Mùi tương xung Sẽ gặp phải nhiều trở ngại
Dần Thân tương xung Thường đa tình, hay dỗi việc không đâu.
Mão Dậu tương xung Bội ước thất tín, lo nghĩ buồn rầu, bị tình cảm giày vò.
Thìn Tuất tương xung Khắc người thân, hình thương con đoản thọ
Tỵ Hợi tương xung Dỗi việc không đâu, thích giúp người khác.
Trong đó có: Tý Ngọ, Tỵ Hợi là sự xung khắc của thủy hỏa
Dần Thân, Mão Dậu là sự xung khắc của kim mộc. Riêng chỉ có Thìn Tuất, Sửu Mùi là giống nhau về ngũ hành, chỉ nói đến xung mà không nói đến khắc.
Địa chi lục xung, xung kỵ thần tốt, xung cát thần, hỷ thần là xấu.
+ Chi năm và chi tháng xung: sống xa quê nhà.
+ Chi năm và chi ngày xung: Với người thân bất hòa.
+ Chi năm và chi giờ xung: Với con không hợp.
+ Chi năm xung chỉ ngày, tháng, giờ: Tính hung bạo và có tật.
+ Chi ngày xung chi giờ: Khắc vợ tổn con.
+ Chi ngày xung chi tháng: Phạm cha mẹ anh em.
+ Tử trụ gặp xung thường không sống chung với cha mẹ.
+ Tý Ngọ Mão Dậu xung thường thay đổi chỗ ở nhưng công tác không thay đổi.
+ Thìn Tuất Sửu Mùi xung: Gọi là chức nghiệp xung, gia cảnh yên ổn không thay đổi nhưng công tác thay đổi.
Cách loại bỏ lục xung
Để loại bỏ lục xung người ta lại dựa vào tam hợp hoặc nhị hợp theo phép “tham hợp quên xung” để loại trừ xung khắc.
Ví Dụ trong trường hợp Tý Ngọ xung nhau nhưng nếu có thêm địa chi Sửu thì mọi thứ sẽ được thay đổi theo chiều hướng khác. Khi đó sự kết hợp giữa Tý và Sửu theo cách nhị hợp nên không còn xung đột với Ngọ.
Củ thể trong trường hợp 2 vợ chồng có tuổi là một trong 6 cặp lục xung: Tý và Ngọ thì cách loại bỏ lục xung chính là đẻ con tuổi Sửu sẽ bớt đi sự xung khắc.