Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? cách tính ngũ hành?

Ngũ hành là gì, thuyết âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc, ngũ hành chuyển hóa là như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là khái niệm, nguồn gốc, cách xem mệnh, màu sắc hợp, ngũ hành theo năm sinh theo tuổi bạn.

Mục lục

Nguồn gốc ngũ hành

Người xưa cho rằng trong quá trình đối lập và chuyển hóa của hai cặp âm cực và dương cực, cùng nhau dung nạp và tương khắc mà sản sinh ra 5 dạng vật chất cơ bản gọi là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vạn vật được trời sinh ra và chuyển hóa thành 5 dạng vật chất trên và được gọi là ngũ hành. Kim đại diện cho Trời, Thủy đại diện cho nước, Mộc đại diện cho cây cối, Hỏa đại diện cho Lửa và Thổ đại diện cho đất.

Tính chất các dạng ngũ hành

  • Kim: là các loại kim loại nói chung, có tính chất thanh tĩnh, cứng rắn và thuần khiết.
  • Mộc: là các loại cây cối, thảo mộc, có tính chất mọc lên và phát triển.
  • Thủy: là nước và khí lạnh, có tính chất lắng xuống dưới, xâm lấn, sâu xa và hình tượng là bóng tối.
  • Hỏa: là lửa và khí nóng, có tính chất bốc lên trên, biểu hiện là ánh sáng.
  • Thổ: là các loại đất đá nói chung, tàng chửa và nuôi nấng vạn vật.

Trong năm loại ngũ hành trên, thì hành thổ là trọng tâm nhất, vì thổ nuôi dưỡng mộc, tàng chứa kim, chửa đựng và dẫn dòng thủy, lưu giữ hỏa.

Thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc

Thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện: giúp đỡ nhau gọi là ngũ hành tương sinh, chống lại nhau gọi là ngũ hành tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc, lại thêm hiện tượng chế hóa và tương thừa tương vũ, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của vạn vật.

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh

Theo quy luật tương sinh thì Thủy là nơi tiến hóa của thực vật, phát triển và sinh trưởng thành cây nên Thủy sinh Mộc. Mộc là cây thì có tính ôn hòa, ấm áp và lá rụng khô nên sẽ là mầm mống để sinh ra lửa và ta có Mộc sinh Hỏa. Hỏa lửa thiêu đốt cây, cây cháy trụi và sẽ hình thành tro tạo nên đất và ta có Hỏa sinh Thổ. Đất sẽ hình thành khoáng chất, kim loại ta có Thổ sinh Kim. Và khi khoáng chất và kim loại nhiều lên sẽ tạo thành dòng chảy ngầm trong núi, khí quá nóng cũng hóa thành dòng, nên ta có Kim sinh Thủy. Cử vậy tiếp diễn mãi, thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng.

Ngũ hành tương sinh

Bảng ngũ hành tương sinh

 

Ngũ hành tương khắc

Ngược lại với ngũ hành tương sinh thì ta có ngũ hành tương khắc tức ngũ hành khắc chế nhau: Kim khắc Mộc như kim loại để tạo thành dao thì có thể chặt được cây. Mộc khắc Thổ như cây to thì làm cho đất vùng đó cằn cỗi. Thổ  khắc Thủy cũng như đất cao sẽ ngăn lại nước. Thủy khắc Hỏa cũng như nước sẽ dập tắt ngọn lửa và cuối cùng Hỏa lại khắc Kim như kim loại gặp lửa sẽ bị nung chảy.

Ngũ hành tương khắc theo mệnh

Bảng ngũ hành tương khắc

Ngũ hành chuyển hóa

Trong trường hợp bất cập thì:

  • Mộc gọi là “ủy hòa” không có khí ôn hòa làm cho vạn vật rũ rượi không phấn chấn.
  • Hỏa gọi là “Phục minh”, ít khí ấm áp, lậm cho vạn vật ảm đạm không sáng.
  • Thổ gọi là “Ty giám”, không có khí hỏa sinh làm cho vạn vật yếu ớt không có sức.
  • Kim gọi là “Tòng cách”, không có khí cứng cỏi làm cho vạn vật mềm giãn, không có sức đàn hồi.
  • Thủy gọi là “Hạc lưu”, không có khí phong tàng “dấu kín” làm vạn vật khô queo.

Trong trường hợp thái quá thì:

  • Mộc gọi là “Phát sinh”, khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục.
  • Hỏa gọi là “Hách hy”, khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật đốt cháy chẳng yên.
  • Thổ gọi là “Đơn phụ”, có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thấnh hình.
  • Kim gọi là “Kiên thành”, có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng.
  • Thủy gọi là “Lưu diễn”, có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ.

Ngũ hành trong không gian và thời gian

Về thời gian vào mùa xuân cỏ cây tươi tốt phát triển nên vạn vật sinh sôi nảy nở nên vào mùa xuân thì Mộc vượng.  Vào mùa hè thì nắng to, khắp nơi màu vàng và dễ phát cháy mọi nơi nên Hỏa vượng. Vào mùa thu thì lạnh lẽo, thời tiết âm u, và nhiều màu sắc nên Kim Vượng. Còn vào mùa đông thì trời ẩm ướt, mưa nhiều nên nước đọng lại nhiều, nếu lạnh thì sẽ tạo thành băng nên Thủy Vượng.

Về không gian thì phía bắc bán cầu quanh năm bao phủ tuyết là thuộc về hành thủy. Vào phía nam bán cầu thì thời tiết nắng nóng, hành hỏa bao trùm. Phía đông và đông nam bán cầu thì thời tiết ôn hòa nên cỏ cây tươi tốt nên là hành mộc. Phía tây và tây bắc thì nhiều màu sắc nên thuộc về hành kim. Riêng hành thổ ở phía đông nam và tây bắc bán cầu.

Trong “dự trắc” theo tứ trụ về vận mệnh con người, thường dựa trên những xung khắc chế hóa để mô phỏng tính cách, hình dáng, sự nghiệp, gia đình của một con người. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ giữa cái nó khắc và cái khắc nó.

Do hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc, trong tương khắc đã hàm chứa tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển, bởi lẽ tạo hóa không thể không: có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không sinh sôi nảy nỏ”, không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cho nên cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới có vận hành liên tục tương phản tương thành với nhau được, điều này tất yếu, tồn tại như quy luật của vũ trụ vậy.

Qua bài viết này thì bạn đã hiểu rõ hơn về thuyết âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc rồi phải không. Để hiểu rõ hơn các thuật ngữ liên quan đến tử vi thì hãy đón đọc thêm các bài viết trên Tử vi khoa học nhé !.

Đang tải...