Thiên can địa chi là gì? tính can chi ngũ hành trong tử vi

Trong phong thủy thiên can địa chi ngũ hành rất quan trọng và gắn liền với mỗi người. Không chỉ có con người của trước đây mới dựa vào thiên can địa chi để xác định vận mệnh tính cách của một người mà điều này còn diễn ra cho tới ngày nay. Vậy cách tính, bảng thiên can địa chi ngũ hành trong tử vi được xác định như thế nào ? bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

Khái niệm, cách tính, hình phạt thiên can địa chi ngũ hành trong tử vi

Khái niệm, cách tính Thiên can địa chi

Mục lục

Khái quát về thiên can địa chi

Thiên can địa chi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phong thủy. Đặc biệt can, chi còn phản ánh số mệnh của con người.

Ngày xưa, ngay lúc ban đầu con người đã dùng can chi để xác định các giai đoạn phát dục và sinh trưởng của cỏ cây. Đồng thời họ còn chia sự sinh trưởng của cỏ cây làm 2 phần âm và dương:

Phần dương là giai đoạn cỏ cây lên khỏi mặt cho đến lúc lụi tàn.

Phần âm là giai đoạn cỏ cây bám vào đất, từ đất mà chui ra, từ đất mà trưởng thành và cuối cùng là khi cỏ cây trở về với đất.

Còn trong sách “Ngũ hành đại nghĩa” có nói: can, chi là do Đại Sào phát hiện. Đại Sào đã  “Lấy tình của ngũ hành để dùng Giáp, Ất, Bính … để đặt tên ngày và gọi đó là Thiên can. Dùng Tý, Sửu, Dần … để đặt tên tháng và gọi đó là Địa chi. Nếu trong cuộc sống có việc gì liên quan đến trời thì dùng ngày, liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì âm dương có sự khác biệt nhau nên có tên là Thiên can địa chi”.

– Có 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

– Có 12 địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Thiên can là gì ?

Thiên can chính là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Trong đó có một nửa là can dương và một nửa là can âm:

  • Năm can dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • Năm can âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Thiên can thuộc ngũ hành

  • Giáp Ất thuộc Mộc
  • Bính Đinh thuộc Hỏa
  • Mậu kỷ thuộc Thổ
  • Canh Tân thuộc Kim
  • Nhâm Quý thuộc Thủy.

Thiên can thuộc phương vị

  • Giáp Ất thuộc Đông
  • Bính Đinh thuộc Nam
  • Mậu Kỷ thụộc Trung ương
  • Canh Tân thuộc Tây
  • Nhâm Quý thuộc Bắc.

Thiên can thuộc bốn mùa

  • Giáp Ất thuộc mùa xuân
  • Bính Đinh thuộc mùa hạ
  • Mậu Kỷ thuộc tứ quý
  • Canh Tân thuộc mùa thu
  • Nhâm Quý thuộc mùa đông.

Thiên can tương hợp

  • Giáp Kỷ hợp Thổ
  • Ất Canh hợp Kim
  • Bính Tân hợp Thủy
  • Đinh Nhâm hợp Mộc
  • Mậu Quý hợp Hỏa.

Thiên can tương khắc

  • Giáp khắc Mậu
  • Ất khắc Kỷ
  • Bính khắc Canh
  • Đinh khắc Tân
  • Mậu khắc Nhâm
  • Kỷ khắc Quý
  • Canh khắc Giáp
  • Tân khắc Ất
  • Nhâm khắc Bính
  • Quý khắc Đinh.

Địa chi là gì ?

Địa chi trong tứ trụ có hình, xung, khắc, hại, hợp trong địa chi đối với nhật nguyên có ảnh hưởng vô cùng lớn. Nguyệt lệnh trong địa nguyên (chi tháng) có tác dụng mang tính chất quyết định đối với vượng suy đắc địa của nhật nguyên.

Gồm mười hai địa chi tính thứ tự từ 1 đến 10 như sau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó có một nửa là chi dương và một nửa là chi âm.

  • Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
  • Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão.

Gắn 12 con vật vào 12 địa chi

Ngày xưa con người sống trng một quần thể gồm rất nhiều con vật như trâu, bò, lợn, gà … Vì thế con người có thể quan sát một cách tinh tế và nắm rõ tính cách, thói quen liên quan đến thời gian trong ngày của từng con vật. Nên để dễ nhớ và gần gũi gắn với đời thường người xưa đã dùng 12 con vật (cầm tinh con giáp) để biểu thị và gắn vào 12 địa chi. Và cũng bắt nguồn từ việc sử dụng 12 địa chi nên ngày đêm được chia làm đôi, ngày 12 giờ và đêm 12 giờ.

Theo Giáo sư Hoàng Tuấn thì:

– Giờ Tý (23h – 1h): Là khoảng thời gian lúc nửa đêm loài chuột hoạt động và kiếm ăn mạnh nhất. Nó hoành hành phá phách khắp nơi, trong từng nhà và bất cứ chuồng trại để có thế kiếm được thức ăn.

– Giờ Sửu (1h – 3h): Đây là khoảng thời gian mà trâu bò nhai lại thức ăn. Những con trâu ở miền núi đã chứng minh điều này. Bình thường trâu ở vùng núi được đeo mõ vì vậy cứ vào giờ này tiếng mõ liên tục lốc cốc.

– Giờ Dần (3h – 5h): Là khoảng thời gian hổ đi săn mồi ở trong rừng trở về hang nghỉ ngơi, những người thợ săn đã xác nhận việc này.

– Giờ Mão (5h -7h): Là khoảng thời gian mèo tìm nơi nghỉ ngơi sau một đêm dài đi săn chuột.

– Giờ Thìn (7h – 9h): Đây là khoảng thời gian mà con người cảm giác thoải mái nhất, làm việc năng suất nhất. Nên người xưa đã lấy con rồng – một hình tượng cao quý làm hình tượng.

– Giờ Tỵ (9h – 11h): Là thời gian rắn thường ẩn mình vào hang.

– Giờ Ngọ (11h – 13h): Ngày xưa con ngựa là phương tiện luân chuyển hàng hóa chủ yếu Cho nên khoảng thời gian giữa trưa ngựa phải làm việc không nghỉ ngơi đến mệt nhọc, vất vả nhất trong ngày.

– Giờ Mùi (13h – 15h) là giờ dê ăn cỏ.

– Giờ – Thân (15h – 17h): Là khoảng thời gian bầy khỉ tìm về hang ổ sau khi đã kiếm ăn trong rừng xong.

– Giờ – Dậu (17h – 19h): Là khoảng thời gian cả đàn gà nhà tập tụ quanh chuồng trở về nơi trú ẩn thân thuộc của chúng sau một ngày kiếm ăn.

– Giờ Tuất (19h -21h): Đây là thời gian mà chó nhà hoạt động sủa nhiều nhất trong ngày.

– Giờ – Hợi (21h – 23h): Là giờ lợn bắt đầu bước vào giấc ngủ ngon.

Địa chi phân chia âm dương

Địa chi được phân chia thành 6 chi âm và 6 chi dương. Mỗi chi âm dương đều có tính chất khác nhau củ thể như sau:

– Tính chất của chi dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) thường là động, cường tráng, do vậy cát hung đều ứng nghiệm nhanh. Tuy nhiên khi gặp suy sẽ có tai họa xảy ra nhanh hơn.

– Tính chất của chi âm (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi) thường có tính chất mềm dẻo, cát hung thường ứng nghiệm chậm.

Địa chi thuộc ngũ hành

  • Dần Mão thuộc Mộc
  • Tỵ Ngọ thuộc Hỏa
  • Thân Dậu thuộc Kim
  • Hợi Tý thuộc Thủy
  • Thìn, Tuất, Sửụ, Mùi thuộc Thổ.

Địa chi thuộc phương vị

  • Dần Mão thuộc Đông
  • Tỵ Ngọ thuộc Nam
  • Thân Dậu thuộc Tây
  • Hợi Tý thuộc Bắc
  • Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc thổ bốn phương.

Địa chi lục hợp

  • Tý Sửu hợp Thổ
  • Dần Hợi họp Mộc
  • Mão Tuất họp Hỏa
  • Thìn Dậu hợp Kĩm
  • Tỵ Thân hợp Thủy
  • Ngọ Mùi họp Thổ.

Địa chi tam hợp

  • Hợi Mão Mùi tam hợp Mộc
  • Dậu Ngọ Tuất tam hợp Hỏa
  • Tỵ Dậu Sửu tam hợp Kim
  • Thân Tý Thìn tam hợp Thủy.

Địa chi tam hội

  • Dần Mão Thìn phương Đông mộc.
  • Tỵ Ngọ Mùi phương Nam hỏa.
  • Thân Dậu Tuất phương Tây kim.
  • Hợi Tý Sửu phương Bắc thủy.

Địa chỉ bán tam hợp

+ Bán hợp sinh: Hợi Mão mộc, Dần Ngọ hỏa, Tỵ Dậu kim, Thân Tý thủy.
+ Bán hợp mộ: Mão Mùi mộc, Ngọ Tuất hỏa, Dậu Sửu kim, Tý Thìn thủy.

Dưới đâ

Địa chi lục xung

Tý Ngọ xung, Sửu Mùi xung, Dần Thân xung, Mão Dậu xung, Thìn Tuất xung, Tỵ Hợi xung.

Địa chi tương hình

+ Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần còn gọi là vô ơn chi hình.
+ Mùi hình Sửu, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi gọi là trì thế chi hình.
+ Tý hình Mão, Mão hĩnh Tý gọi là vô lễ chi hình
+ Thìn hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.

Địa chi tương phá

Tý Dậu phá, Ngọ Mão phá, Thân Tỵ phá, Dần Hợi phá, Thìn Sửu phá, Tuất Mùi phá.

Địa chỉ tương hại

Tý Mùi hại, Sửu Ngọ hại, Dần Tỵ hại, Mão Thìn hại, Thân Hợi hại, Dậu Tuất hại.

Ý nghĩa của thiên can địa chi

Ý nghĩa 10 thiên can

Sách Quần thư thảo dị

Dựa vào sách “Quần thư thảo dị” thì 10 thiên can có ý nghĩa như sau:

Giáp có nghĩa là mở, tức chỉ dấu hiệu vạn vật tách ra.

Ất có nghĩa là kéo, tức chỉ vạn vật lúc ban đầu được kéo lên.

Bính có nghĩa là đột nhiên, chỉ vạn vật đột nhiên lộ ra.

Đinh có nghĩa là mạnh, tức là chỉ vạn vật bắt đầu mạnh lên.

Mậu có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ vạn vật tức chỉ vạn vật xum xuê.

Kỷ có nghĩa là ghi nhớ, tức chỉ vạn vật bắt đầu có hình để phân biệt.

Canh có nghĩa là chắc lại, tức chỉ vạn vật bắt đầu có quả.

Tân có nghĩa là mới, tức chỉ vạn vật đều có sự thu hoạch.

Nhâm có nghĩa là gánh vác, tức chỉ dương khí chịu việc nuôi dưỡng vạn vật.

Quý có nghĩa là đo, đoán được, chỉ sự vật đã có thể đo lường được.

Dựa vào ý nghĩa của từng thiên can có thể thấy rõ mười thiên can không liên quan gì đến mặt trời mọc, lặn. Mà ngược lại chỉ có chu kỳ tuần hoàn của mặt trời mới có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sôi phát triển của vạn vật.

Thiên can có ý nghĩa đoán vận mệnh

Trong phong thủy thiên can là yếu tố cực kỳ quan trọng để dự đoán vận mệnh của con người. Ngày sinh của mỗi con người, trụ ngày do can ngày và chi ngày hợp thành. Can ngày vượng tướng, và trong trường hợp không bị khắc hại thì bản tính của can ngày càng rõ ràng. Đồng thời có thể dùng nó làm tiêu chí để dự đoán đánh giá tính tình người ấy.

– Giáp (mộc) thuộc dương.

Nói chung là để chỉ cây to ở đại ngàn, mang tính chất cường tráng. Giáp mộc là bậc đàn anh trong các loài mộc, còn có nghĩa là cương trực, có ý thức kỷ luật.

– Ất (mộc) thuộc âm.

Chỉ những cây nhỏ, cây cỏ, có tính chất mềm yếu. Trái ngược với Giáp (mộc) thì Ất mộc lại là bậc em gái trong các loài mộc, còn có nghĩa là cẩn thận, hay cố chấp.

– Bính (hỏa) thuộc dương.

Chỉ mặt trời, nóng và rất sáng. Bính hỏa là anh cả của hỏa, có nghĩa là hừng hực, bồng bột, nhiệt tình, hào phóng. Còn có nghĩa là hợp với những hoạt động xã giao, nhưng cũng dễ bị hiểu lầm là thích phóng đại, hiếu danh.

– Đinh (hỏa) thuộc âm.

Có nghĩa là lửa của ngọn đèn, của lò bếp. Thế của ngọn lửa không ổn định, gặp thời thì lửa mạnh, không gặp thời thì lửa yếu. Đinh hỏa là em gái của hỏa, có tính cách bên ngoài trầm tĩnh, bên trong sôi nổi.

– Mậu (thổ) thuộc dương.

Chỉ đất ở vùng đất rộng, đất dày, phì nhiêu. Còn chỉ đất ở đê đập, có sức ngăn cản nước lũ của sông. Mậu thổ là anh cả của thổ, có nghĩa coi trọng bề ngoài, giỏi giao thiệp, có năng lực xã giao. Nhưng cũng dễ bị mất chính kiến mà thường chìm lẫn trong số đông.

– Kỷ (thổ) thuộc âm.

Nói về đất ruộng vườn, không được phẳng rộng và phì nhiêu như mậu thổ nhưng thuận lợi cho trồng trọt. Kỷ thổ là em gái của thổ, nói chung tính cánh chi tiết, cẩn thận, tỷ mỉ nhưng không có sự bao dung.

– Canh (kim) thuộc dương.

Nói chung chỉ sắt thép, dao kiếm, khoáng sản, tính chất cứng rắn. Canh kim là anh cả của kim, có nghĩa nếu là người có tài về về văn học, nếu là vật thì có ích. Có tài làm kinh tế.

– Tân (kim) thuộc âm.

Chỉ ngọc châu, đá quý, vàng cám. Tân kim là em giá của kim, nó có thể mày mò khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi việc lớn, đồng thời cũng có nghĩa là ngoan cố.

– Nhâm (thuỷ) thuộc dương.

Chỉ thủy của biển cả. Nhâm thủy là anh của thuỷ, nó có nghĩa là xanh trong, có tính chất khoan dung, hoà phóng. Đặc biệt có khả năng đùm bọc nhưng ngược lại cũng có tính ỷ lại hoặc chậm chạp, vô tư không lo lắng.

– Quý (thủy) thuộc âm.

Chỉ nước của mưa, còn có nghĩa là ôm ấp, mầm mống bên trong. Nếu Nhâm Thủy là biển cả thì Quý thủy là em gái của thủy, có tính cách chính trực, cần mẫn, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng cố gắng mở đường thoát khỏi.

Ý nghĩa của 12 địa chi

Mười hai địa chị là để miêu tả chu kỳ vận động của mặt trăng. Theo như sách “Quần thư khảo dị” thì 12 địa chi có nghĩa như sau:

Tí có nghĩa là tu bổ nuôi dưỡng, tức là mầm mống của vạn vật được nảy nở nhờ dương khí.

Sửu có nghĩa là kết lại, tức là các mầm non tiếp tục lớn lên.

Dần có nghĩa là đổi dời, dẫn dắt, tức là chỉ mầm vừa mới nứt đã vươn lên khỏi mặt đất.

Mão có nghĩa là đội, tức là vạn vật đội đất mà lên.

Thìn có nghĩa là chấn động, tức mọi vật qua chấn động mà lớn lên.

Tị có nghĩa là bắt đầu, tức chỉ vạn vật đến đây đã có sự bắt đầu.

Ngọ có nghĩa là bắt đầu tỏa ra, tức chỉ vạn vật bắt đầu mọc cành lá

Mùi có nghĩa là ám muội, tức chỉ âm khí đã bắt đầu có, vạn vật hơi suy giảm.

Thân có nghĩa là thân thể, tức chỉ thân thể vạn vật đều đã trưởng thành.

Dậu có nghĩa là già, tức chỉ vạn vật đã già dặn, thành thục.

Tuất có nghĩa là diệt, tức chỉ vạn vật đều suy diệt.

Hợi có nghĩa là hạt, tức chỉ vạn vật thu tàng về thành hạt cứng.

Do đó chúng ta có thể thấy mười hai địa chi có sự liên quan đến sự tiêu, trưởng âm dương của mặt trăng. Ngược lại chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng cũng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản của vạn vật.

Như vậy mười thiên can và mười hai địa chi được xây dựng từ sự nhận thức của con người về đặc điểm hoạt động của mặt trời và mặt trăng. Cho nên người xưa lấy mặt trời làm đại diện, trời làm dương, còn mặt trăng, đất làm âm theo thuyết âm dương. Do đó chúng ta có thể lý giải được vì sao người ta đã lấy 10 thiên can phối với trời, 12 địa chi phối với đất. Chính vì điều này nên mới có tên gọi “thiên can, địa chi”.

Đang tải...